Tỳ hưu hợp tuổi nào? Và những lưu ý khi sử dụng
Tỳ hưu hợp tuổi nào? Khi sử dụng cần lưu ý những điều gì? Là thắc mắc chung của rất nhiều người bởi nó liên quan mật thiết đến cuộc sống và công việc. Nếu chọn chính xác tỳ hưu hợp tuổi, đặt đúng phương hướng và tránh được những điều không nên, linh vật sẽ phù trợ cho gia chủ/người sở hữu gặp được nhiều may mắn và tài lộc. Ngược lại, tỳ hưu sẽ mất thiêng, thậm chí là phản tác dụng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chủ nhân.
Nguồn gốc về tỳ hưu
Tỳ hưu còn có tên gọi khác là Bách Giải. Theo truyền thuyết, tỳ hưu là một trong những người con của rồng, ở một số vùng địa phương ven biển thì họ coi tỳ hưu là con của Long Vương. Khi vừa sinh ra, nó đã mang vẻ ngoài rất đẹp với đầu có sừng như rồng, thân như ngựa, lưng có cánh ngắn, chân như kì lân và có dáng như sư tử.
Tỳ hưu thích nhất là ăn châu báu và bàng bạc. Tuy nhiên nó không có hậu môn nên chỉ có thể thu vào mà không thể nhả ra, do đó chết rất sớm. Ngọc Hoàng Thượng Đế thương tình nên đã cho rước về Trời để làm linh vật tài lộc, phụ trách quản lý ngân khố Thiên Đình và chịu trách nhiệm dò xét, ngăn cản tà ma quấy nhiễu. Được thẳng tay trừng trị, tiêu diệt bằng cách ăn chúng.
Ngoài ra trong dân gian có có nhiều giai thoại về linh vật này. Nổi tiếng nhất là sự tích Chu Nguyên Chương (Minh Thái tổ, người lập lên nhà Minh trong lịch sử phong kiến Trung Hoa) lúc di rời kinh đô về Nam Kinh gặp rất nhiều khó khăn tài chính. Nhưng sau khi nghe lời Lưu Bá Ôn, một người được mệnh danh là thần cơ diệu toán ngang tài với Khổng Minh trong Tam Quốc Diễn nghĩa tạc một đôi tỳ hưu bằng phỉ thúy đặt ngay lầu cao của khu “Tài môn” thì lập tức được nhân sĩ quyên nhiều châu báu và tiền bạc vào ngân khố.
Kể từ đó, vương triều nhà Minh thoát khỏi tình cảnh khó khăn và túng thiếu, trở nên giàu có và thịnh vượng hơn. Người đời từ đó cũng tin rằng, đặt tỳ hưu trong nhà hoặc nơi làm việc sẽ trấn áp và xua đuổi được ma quỷ, giúp bản thân và gia đình gặp được nhiều may mắn và tài lộc trong cuộc sống.
Giai thoại này không được các sử học gia thừa nhận. Vì theo thực tế thời đó, Chu Nguyên Chương đã thi hành nhiều chính sách hà khắc, cải cách bộ máy kém cỏi tồn tại từ nhà Nguyên. Đặc biệt là cải cách ruộng đất, tịch biên tài sản của tầng lớp địa chủ phú hào. Từ đó dân có ruộng để cấy, giao thương mở cửa, kinh tế đất nước đi lên. Nhưng việc ông có tạc một cặp tỳ hưu để chiêu tài là có thật.
Ý nghĩa của tỳ hưu trong phong thủy đời sống
Trong phong thủy, tỳ hưu được chia ra làm khá nhiều loại dựa trên chất liệu của chúng. Đó là tỳ hưu đá tự nhiên, tỳ hưu đồng nguyên chất, tỳ hưu ngọc lưu ly, tỳ hưu nhựa polyserin, tỳ hưu bột đá đài loan, tỳ hưu gỗ,… Tùy theo màu sắc, chất liệu và vị trí đặt mà tỳ hưu sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Nhưng nhìn chung nó mang 2 ý nghĩa chính, đó là chiêu tài giữ lộc và trừ tà, hộ mệnh. Cụ thể:
Chiêu tài giữ lộc: Tỳ hưu rất thích ăn châu báu, vàng bạc nhưng lại không có hậu môn để nhả ra nên được xem là một trong những linh vật chiêu tài giữ lộc tốt nhất trong cuộc sống. Cực kì thích hợp với những người làm trong các lĩnh vực liên quan đến tiền bạc như tài chính, kinh doanh, chứng khoán, sales,…
Trừ tà, hộ mệnh: Ngoài thích ăn châu báu và vàng bạc thì tỳ hưu còn thích ăn ma quỷ và yêu quái. Chỉ cần đặt nó trong nhà, nơi làm việc hoặc chỗ kinh doanh, tỳ hưu sẽ giúp trừ hết tà ma và hộ mệnh gia chủ/người sở hữu có một cuộc sống bình yên, vui vẻ và an lành.
Ngoài ra, tỳ hưu được chia thành hai loại là tỳ hưu thiên lộc và tỳ hưu tịch tà. Nếu dùng với mục đích chính là chiêu tài giữ lộc thì nên chọn tỳ hưu thiên lộc. Còn dùng với mục đích trừ tà, hộ mệnh hay trấn sát (phổ biến nhất là ngũ hoàng đại sát) thì nên chọn tỳ hưu tịch tà.
Trong đó tỳ hưu thiên lộc có phân biệt con đực và con cái, tỳ hưu tịch tà thì chỉ có con đực không có con cái. Cách nhận biết chúng cũng rất đơn giản, mọi người có thể tham chi tiết tại bài viết “Cách phân biệt tỳ hưu đực với tỳ hưu cái và ý nghĩa của chúng” mà chúng tôi đã hướng dẫn rất rõ ràng.
Tỳ hưu hợp tuổi nào? Cách lựa chọn tỳ hưu hợp tuổi
Để tỳ hưu phát huy được hết ý nghĩa phong thủy của mình thì một trong những điều quan trọng nhất là gia chủ/người sở hữu phải chọn được tỳ hưu hợp tuổi, hợp mệnh. Nếu chọn sai, tỳ hưu sẽ không có tác dụng, thậm chí là phản tác dụng, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và công việc. Ngược lại chọn đúng, tỳ hưu sẽ phù trợ về nhiều mặt, giúp mọi người gặp được may mắn và có được nhiều tài lộc, con đường công danh sự nghiệp rộng mở.
Theo các chuyên gia phong thủy, mỗi độ tuổi sẽ thuộc vào các mệnh khác nhau trong Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Mỗi bản mệnh sẽ tương sinh và tương hợp với những màu sắc riêng biệt. Mọi người có thể căn cứ theo đó để nhận biết tỳ hưu hợp tuổi nào? Màu sắc nào của tỳ hưu sẽ hợp với bản thân? Nên đặt tượng tỳ hưu ở vị trí nào?
Đối với người mệnh Kim nên chọn tỳ hưu có màu thuộc Thổ như nâu đất hoặc vàng. Bởi vì trong thuyết ngũ hành, Thổ sẽ sinh Kim, mang đến nhiều thuận lợi, tài lộc trong cuộc sống và công việc. Ngoài ra có thể chọn tỳ hưu có màu thuộc Kim như xám, bạc và trắng để có sự tương hợp, giúp trấn áp tà ma và đem nhiều may mắn đến với gia chủ/người sở hữu.
Người mệnh Mộc sẽ đặc biệt phù hợp với tỳ hưu màu đen và xanh biển. Bởi vì 2 màu này thuộc Thủy, mà Thủy lại tương sinh với Mộc, giúp gia chủ được trợ giúp về mọi mặt trong cuộc sống. Hoặc có thể chọn tỳ hưu màu xanh lá (thuộc Mộc – tương hợp) để công việc được suông sẻ, ít gặp khó khăn và thử thách, nếu có cũng dễ dàng vượt qua.
Tỳ hưu có màu thuộc Kim như xám, bạc và trắng sẽ tương sinh với Thủy, giúp người mệnh Thủy đạt được những điều đúng kì vọng. Bên cạnh đó, người mệnh Thủy còn tương hợp với tỳ hưu có màu thuộc Thủy như xanh nước biển, đen,… Gia chủ/người sở hữu chỉ cần đặt trên bàn làm việc hoặc một vị trí thích hợp là sẽ được tỳ hưu hộ mệnh, giúp trừ tà ma và mang đến nhiều tài lộc.
Người mệnh Hỏa sẽ thích hợp với những tượng tỳ hưu có màu xanh lục, tím, đỏ hoặc hồng. Bởi vì đây là những màu sắc tương sinh và tương hợp với người mệnh Hỏa (dựa theo thuyết Ngũ Hành). Khi đặt trong nhà theo đúng phương hướng sẽ có cuộc sống an nhiên, vui vẻ và hạnh phúc. Khi đặt ở công ty đúng vị trí sẽ giúp công việc “xuôi chèo mát mái”, làm gì cũng thành công.
Còn đối với những người Thổ, sự lựa chọn tuyệt vời nhất là tỳ hưu có màu đỏ, hồng, tím (thuộc Hỏa – tương sinh) hoặc tỳ hưu có màu nâu đất và vàng (thuộc Thổ – tương hợp). Người mệnh Thổ sở hữu tỳ hưu có những màu sắc này sẽ như hổ mọc thêm cánh, làm việc gì cũng “thuận buồm xuôi gió”, thậm chí là đạt kết quả ngoài mong đợi.
Tại Phong Thuỷ An Khang còn rất nhiều mẫu tượng tỳ hưu khác có thể phù hợp với bạn. Nếu quan tâm có thể tham khảo Tại Đây. Mặt khác, chúng tôi còn nhận đặt chế tác, đặt hàng theo yêu cầu với tất cả các chất liệu. Chi tiết xin vui lòng liên hệ tới số điện thoại hoặc zalo 093 232 8979 để được phục vụ chu đáo nhất.
Những lưu ý khi sử dụng tượng tỳ hưu phong thuỷ
Hiện nay, tỳ hưu được chế tác thành rất nhiều kiểu khác nhau như tượng tỳ hưu, vòng cổ tỳ hưu, nhẫn tỳ hưu, vòng tay tỳ hưu,… Mỗi kiểu đều sẽ có cách sử dụng khác nhau cũng như mang đến những tác dụng riêng biệt. Ví dụ như tượng tỳ hưu khi đặt trên bàn thờ thần tài, két sắt, bàn làm việc, bệ cao,… thì nên để thành cặp và quay về cửa phòng hoặc cửa chính. Tuyệt đối không làm ngược lại để tránh mất lộc.
Nếu đeo tỳ hưu ở cổ phải để đuôi tỳ hưu chúc xuống đất và miệng hướng lên trên với ngụ ý là tài lộc sẽ từng bước thăng tiến. Nếu đeo nhẫn tỳ hưu thì phải xoay tỳ hưu ngang hoặc đặc đặt dọc, cho đuôi tỳ hưu hướng về phía lòng bàn tay, còn miệng hướng ra ngoài để hút tiền tài vể cho gia chủ/người sở hữu. Còn nếu đeo tỳ hưu ở tay phải tuyệt đối không xỏ dây qua đít tỳ hưu để tránh tài lộc thoát ra.
Ngoài ra, khi sử dụng tỳ hưu, mọi người cũng cần lưu ý thêm những điều sau đây:
- Tỳ hưu là linh vật rất kỵ máu nên tuyệt đối không để tỳ hưu dính máu. Nếu không sẽ khiến tỳ hưu giảm sự linh thiêng, thậm chí là mất hết tác dụng.
- Nếu đeo tỳ hưu trên người thì khi tắm phải tháo tỳ hưu ra. Điều này sẽ giúp tỳ hưu không bị ăn mòn bởi hóa chất, chất tẩy rửa.
- Bên cạnh đó, khi gia chủ/người sở hữu làm chuyện vợ chồng cũng nên tháo tỳ hưu ra. Như vậy sẽ giúp tỳ hưu giữ được sự linh thiêng.
- Tránh quay đầu tỳ hưu về phía gương. Bởi vì theo một số chuyên gia phong thủy, ánh sáng phản chiếu từ gương có thể gây bất lợi cho tỳ hưu.
- Không nên sờ vào miệng con tỳ hưu của người khác, không nên đem tặng tỳ hưu của mình cho bất kì ai để tránh mất lộc.
- Trước khi đặt tượng tỳ hưu trong nhà và công ty, gia chủ/người sở hữu cần mời thầy phong thủy về nhà hoặc đưa tỳ hưu lên chùa để khai quang điểm nhãn. Điều này sẽ giúp tỳ hưu có linh hồn, nhận biết chủ nhân để đi theo phù trợ cả đời.
- Đối với những tỳ hưu nhỏ dùng để đeo trên người như vòng tay, nhẫn,… thì có thể khai quang điểm nhãn hoặc không đều được. Tuy nhiên, khi sử dụng cần thường xuyên vuốt mông tỳ hưu để nó có thể quen thuộc với chủ nhân, giúp chủ nhân gặp may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.
- Sau khi mua tỳ hưu về hoặc sau một thời gian dài sử dụng tỳ hưu, gia chủ/người sở hữu cần thực hiện tẩy uế cho linh vật. Điều này sẽ giúp tỳ hưu được sạch sẽ, không bị bám bụi và không còn năng lượng xấu, đem đến những điều tích cực cho chủ nhân.
Trên đây là những giải đáp về câu hỏi “Tỳ hưu hợp tuổi nào? Và lưu ý khi sử dụng”. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ biết thêm nhiều thông tin thú vị về tỳ hưu, cũng như sẽ dễ dàng chọn được cho mình một tỳ hưu phù hợp và ưng ý. Nếu có nhu cầu hoặc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ trực tiếp với Phong Thủy An Khang để được giải đáp và hỗ trợ mua hàng một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!
BÀI VIẾT CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
• 20+ mẫu tỳ hưu phong thuỷ đủ chất liệu hợp mệnh
• Cách đặt tỳ hưu trên bàn làm việc thu hút tài lộc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!