Quả cầu phong thuỷ có tác dụng gì? Và nên dùng loại nào là tốt nhất?
Quả cầu phong thuỷ là một vật phẩm phổ biến được nhiều người sử dụng, đặc biệt giới doanh nhân. Bởi vì chúng có nhiều năng lượng tích cực, đem đến sự thuận lợi trong kinh doanh. Vậy ngoài công dụng đó, còn có tác dụng nào khác? Và nên dùng loại nào là tốt nhất? Hãy cùng Phong Thuỷ An Khang tìm hiểu ngay nội dung dưới đây để rõ hơn.
Quả cầu phong thuỷ có tác dụng gì?
Quả cầu phong thuỷ là một vật phẩm có hình khối cầu, được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đá tự nhiên, pha lê, thuỷ tinh, lưu ly,… Người ta dựa vào đó để đặt tên cho chúng, ví dụ làm từ đá gọi là cầu đá, từ pha lê gọi là cầu pha lê và tương tự với các loại khác.
Tại Việt Nam thì cầu đá vẫn là vật phẩm được ưa chuộng nhất. Còn một số nước phương Tây thì họ lại hay sử dụng cầu pha lê. Điều này do quan niệm về phong thuỷ giữa phương Đông và phương Tây có nhiều điểm khác nhau. Chính vì vậy chúng tôi chủ yếu bàn sâu về cầu đá mà thôi.
Trong đó, cầu đá có giá trị là loại được làm từ các khoáng vật mà quá trình hình thành phải trải qua hàng triệu năm. Như vậy chúng mới hấp thụ được đầy đủ linh khí tinh hoa của trời đất và nhật nguyệt.
Các chuyên gia phong thuỷ cũng cho rằng, những loại đá đó mang trong mình nguồn khí dương dồi dào. Hình tròn lại là đại diện của tâm hạch trái đất, nguyên khí của trời nên cầu đá có tác dụng rất tốt cho cuộc sống, công việc và sức khỏe.
Minh chứng rõ ràng nhất phải kể đến một số bảo tàng văn hoá ở Hà Nội và Huế. Tại đó vẫn còn trưng bày mô phỏng không gian cung đình có bày trí cầu đá. Điều đó cho thấy, từ xa xưa các bậc Vua chúa, quan lại, quý tộc đã biết sử dụng vật phẩm này để thể hiện quyền uy, xua đuổi tà vận, cầu may mắn.
Còn ngày nay, nhờ vào máy móc nên công nghệ khai thác và kĩ thuật chế tác đã trở lên dễ dàng hơn. Vì vậy, không khó để sở hữu một quả cầu phong thuỷ. Tuỳ theo màu sắc, vị trí đặt khác nhau như trang trí phòng làm việc, phòng khách, quầy lễ tân, công ty,… mà tác dụng của cầu đá đem lại cũng khác nhau. Cụ thể:
Tác dụng theo màu sắc
Màu hồng: mang năng lượng của tình yêu, phù hợp cho hạnh phúc gia đình và đường tình duyên. Sở hữu một quả cầu đá màu hồng sẽ giúp gia tăng tình cảm vợ chồng, xua đuổi các hiềm khích, căng thẳng không đáng có.
Màu vàng: mang năng lượng của mặt trời, phù hợp khai thông trí óc, đem đến tư duy nhạy bén, minh mẫn. Sở hữu một quả cầu đá màu vàng sẽ giúp bạn sáng suốt, thông minh hơn trong cuộc sống và học tập. Phù hợp bày trí tại bàn làm việc, bàn học tập.
Màu đen: mang màu sắc của bóng tối nhưng lại là đại diện của chính nhân quân tử. Phù hợp xua đuổi tà khí, phòng kẻ tiêu nhân. Sở hữu một quả cầu đá màu đen sẽ giúp bạn luôn có những năng lượng tích cực, dễ dàng xử lý mọi vấn đề.
Màu trắng: mang năng lượng của sự thuần khiết không ô tạp, đại diện cho sự may mắn, tốt đẹp. Sở hữu một quả cầu đá màu trắng sẽ giúp bạn dễ dàng thành công trong mọi việc, đem đến nhiều tiền tài.
Màu tím: mang năng lượng của sự thuỷ trung, trí tuệ uyên bác. Sở hữu một quả cầu đá màu tím sẽ giúp bạn cân bằng được nội tâm, linh hoạt trong giao tiếp và có sự tín nhiệm từ bạn bè, đối tác, đồng nghiệp và cấp trên.
Màu xanh: mang năng lượng của khát vọng, đại diện cho thuỷ – mộc có ý nghĩa tiền tài. Sở hữu một quả cầu màu xanh sẽ giúp bạn luôn có những năng lượng tươi mới, phù hợp với các starup.
Tác dụng theo vị trí đặt
Đặt cầu đá ở hướng Đông sẽ giúp nâng cao trí tuệ, gia tăng linh hoạt, nhanh nhẹn trong giao tiếp, cân bằng nội tâm của bạn. Ngoài ra còn có công dụng xua đuổi tà ma và tích tiền tài. Vì đây là hướng mặt trời mọc, là điểm cực dương nên bên cạnh có cửa sổ sẽ tốt hơn.
Đặt cầu đá ở hướng Tây sẽ giúp tăng cường trí nhớ, mang đến may mắn. Hướng Tây còn là hướng mặt trời lặn, báo hiệu kết thúc một ngày làm việc hối hả. Vì vậy đặt cầu đá ở đây còn đem đến sự thoải mái, bình yên trong cuộc sống.
Đặt cầu đá ở hướng Nam sẽ giúp ích cho quan hệ gia đình, đường tình duyên, địa vị và danh diếng. Hướng Nam còn là nơi sinh sống của Viêm Đế và Chu Tước. Trong đó Chu Tước đại diện cho mẫu nhi của các loài chim. Sẵn sàng hy sinh thân mình cứu giúp muôn loài khi gặp nguy lan, bệnh tật. Vì vậy đặt cầu đá ở đây cực kì tốt cho gia đạo, phù hợp những gia đình có vợ ở nhà nội trợ.
Đặt cầu đá ở hướng Bắc sẽ giúp ích tăng vượng khí, dương khí, gia tăng quyền lực, địa vị. Theo phong thuỷ địa lý thì hướng Bắc là nơi tụ hội nhiều âm khí nhất. Đặt một cầu đá tai đây cũng là cách để cân bằng âm dương. Khi đó sẽ giúp gia chủ xua đuổi được những kẻ tiểu nhân, gian sảo.
Đặt cầu đá ở trung tâm sẽ giúp ích cân bằng các mối quan hệ xung quanh, gia tăng tiền tài, công danh. Vị trí trung tâm cũng là nơi thu hút nhiều tầm nhìn nhất, phù hợp với những người có địa vị, chức tước. Qua đó dễ dàng kiểm soát được tổng thể cục diện và có đủ trí tuệ để ra các quyết sách.
Đúc kết lại rằng: Ngoài ý nghĩa theo màu sắc thì tác dụng của cầu đá cũng bị ảnh hưởng bởi vị trí đặt. Trong phong thuỷ Loan Đầu gọi đó là thổ trấn. Vậy nên để phát huy hết tác dụng của cầu đá chúng ta cần kết hợp linh hoạt giữa màu sắc và vị trí.
Ngoài ra, Phong Thuỷ An Khang cũng đưa ra một số gợi ý kết hợp để mọi người cùng tham khảo:
- Cầu đá màu hồng có thể đặt ở hướng Nam.
- Cầu đá màu vàng có thể đặt ở hướng Đông hoặc vị trí trung tâm.
- Cầu đá màu đen có thể đặt ở hướng Bắc hoặc vị trí trung tâm.
- Cầu đá màu tím có thể đặt ở hướng Đông hoặc hướng Nam.
- Cầu đá màu xanh có thể đặt ở hướng Đông hoặc hướng Bắc.
- Cầu đá màu trắng có thể đặt ở hướng Tây hoặc hướng Nam.
Để xác định chính xác vị trí, phướng hướng mọi người nên sử dụng la bàn và đứng ở giữa tâm thực hiện đo lường. Ví dụ đặt ở phòng khách thì đứng giữa trung tâm phòng, đặt bàn làm việc thì lấy trung tâm bàn,…
Mọi người cũng cần lưu ý thêm, trên đây chỉ là lý luận cơ bản. Thực tế phong thuỷ luôn thay đổi và phải ứng dụng linh hoạt theo từng địa lý không gian. Để hiểu được chi tiết thì không phải một sớm một chiều, cần có thời gian tìm hiểu chuyên sâu. Nhưng cơ bản thì với cách sắp xếp ở trên cũng có được 80% công dụng rồi.
Ngoài ra quả cầu phong thuỷ còn có thể kết hợp cùng nhiều vật phẩm phong thuỷ như tỳ hưu, thiềm thừ hay tượng 12 con giáp. Từ đó sẽ mang thêm những công dụng khác nhau.
Quả cầu phong thuỷ nên dùng loại đá nào?
Đây có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi trong tự nhiên có vô vàn loại đá quý khác nhau. Trên thị trường quả cầu phong thuỷ cũng đa dạng, khiến chúng ta khó khăn trong việc lựa chọn.
Đối với câu hỏi này, chúng tôi xin trả lời ngắn gọn đầy đủ như sau: “cầu đá là vật phẩm thuần dương, mang năng lượng của trời đất chuyển hoá đến gia chủ. Vì vậy cầu được làm từ loại đá có quá trình hình thành, cấu tạo tinh thể, khoáng chất càng nhiều thì công dụng càng lớn. ”
Đi cùng với đó là giá trị sở hữu cũng tỉ lệ thuận với giá trị phong thuỷ, đá càng quý thì có giá mua bán càng cao. Nhưng điều đó không có nghĩa là cầu đá giá trị cao là cầu đá phù hợp.
Phù hợp ở đây bao gồm phù hợp với điều kiện kinh tế, phù hợp với năng lực của chính bạn. Người xưa từng nói “mây tầng nào thì gặp mây tầng đó. ” Điều này có ý nghĩa, nếu năng lựa của bạn có hạn mà bạn dùng loại đá quá tốt thì cũng không thể hấp thụ được hết năng lượng trong khối cầu. Từ đó dẫn tới sự lãng phí dư thừa không cần thiết.
Ví dụ cụ thể để mọi người hiểu hơn, nếu bạn đang là một nhân viên văn phòng với mức lương 20 triệu mà bạn sở hữu khối cầu có giá trị hàng trăm triệu đồng thì chưa chắc đã là phù hơp.
Khối cầu đó không thể giúp bạn thay đổi vận mệnh phong thuỷ từ một lên một trăm. Nhưng nếu bạn lựa chọn sản phẩm giá trị chỉ tầm vài triệu đồng thì theo chúng tôi là phù hợp và hữu ích hơn nhiều.
Con dưới đây là thông tin về một số loại đá quý được sử dụng phổ biến để chế tác quả cầu phong thuỷ. Mọi người có thể tham khảo xem loại nào phù hợp với bản thân. Từ đó đưa ra quyết định lựa chọn của chính mình.
#1. Đá Thạch Anh
Đá Thạch Anh có lẽ là loại đá phố biến nhất tại thị trường cầu đá Việt Nam. Có tên khoa học là Quartz, được khai thác chủ yếu ở các mỏ Quỳ Châu (Nghệ An), Bảo Lộc (Lâm Đồng), Núi Dinh (Bà Rịa -Vũng Tàu), Đồng Nai, Quảng Nam, Phú Yên và Tây Nguyên.
Chúng được hình thành do sự biến chất khử nước các loại đá trầm tích chứa opal. Ngoài các thành phần chính pegmatit, beryl, topaz, muscovite, tourmaline còn chứa một số chất hơi, chất lỏng gồm CO2, H2O, NaCl, CaCO3,…và các khoáng vật khác có công thức chung SiO2.
Về thông số kĩ thuật thì đá Thạch Anh có cấu trúc tinh thể Triclinic, độ cứng thang Mohs khoảng 7.0, trọng lượng riêng 2.7, chiết xuất khoảng 1.544 – 1.553, lưỡng chiết suất khoảng 0.009, độ phân tách không rõ ràng, huỳnh quang không có.
Tại tổng cục địa chất, đá Thạch Anh được xếp vào nhóm II trong danh những loại đá quý có mặt tại Việt Nam. Còn trên thế giới theo phân loại của Kluge năm 1860 thì thuộc nhóm IV đá bán quý. Và Karl Hugo Trunz năm 1941 dựa trên nguồn gốc nguyên tố thì thuộc nhóm IV do Oxyt với hydroxyt tự sinh.
#2. Đá Xà Cừ
Đá Xà Cừ ít nổi tiếng hơn đá Thạch Anh nhưng cũng thuộc diện được sử dụng phổ biến trong phong thuỷ. Có tên khoa học là Labradorite, khai thác chủ yếu tại các mỏ Bảo Lộc (Lâm Đồng), Gia Kiệm (Đồng Nai), Đá Bàn (Bình Thuận), Hiệp Đức (Quảng Nam).
Chúng được hình thành trong quá trình biến đổi địa chất. Khu vực nào có nhiều thay đổi thì các biến thể càng giá trị. Thành phần chính cấu tạo của đá Labradorite gồm Ca, Na, Al, Si, trong đó Ca/ (Ca + Na) + % anorthite chiếm khoảng 50 – 70 (%).
Về thông số kĩ thuật thì đá Xà Cừ có cấu trúc Triclinic, công thức hoá học là (Ca,Na)(Al,Si)4O8, độ cứng thang Mohs khoảng 6.5, trọng lượng riêng khoảng 2.72, chiết xuất khoảng 1.554 – 1.573, lưỡng chiết xuất khoảng 0.007 – 0.011, độ phân tách hoàn hảo, phản quang 70%.
Tại tổng cục địa chất và theo Kluge đá Xà Cừ được xếp nhóm II tại Việt Nam và nhóm IV đá bán quý chung với Thạch Anh. Còn dựa trên nguồn gốc nguyên tố của Karl Hugo Trunz thì thuộc nhóm V do Fenspat tự sinh. Giá trị thị trường thấp hơn Thạch Anh.
#3. Đá Mã Não
Đá Mã Não là một biến thể của đá Thạch Anh, thuộc dòng họ Chalcedony. Có tên khoa học là Agat, khai thác chủ yếu ở các mỏ Lục Yên (Yên Bái), Lộc Trung (Tây Ninh), Trường Xuân (ĐakNông), Di Linh (Lâm Đồng).
Chúng được sử dụng nhiều ở thời cổ đại hơn, khi đó các nền văn hoá Ai Cập, Babylon hay Hồi Giáo coi là cực phẩm. Có khả năng giải trừ bùa ngải, xua tan năng lượng tiêu cực và cân bằng cuộc sống. Còn trong Phật giáo thì đá Mã Não thuộc một trong “Phật Giáo thất bảo” nên người ta tin vào khả năng trừ tà, đuổi ma của loại đá này.
Về thông số kĩ thuật thì đá Mã Não có cấu trúc Trigonal tập hợp vi tinh thể, độ cứng thang điểm Mohs khoảng 6.5, trọng lượng riêng khoảng 2.6, chiết suất khoảng 1.530 – 1.543, lưỡng chiết xuất khoảng 0.004, độ phân tách không rõ ràng, huỳnh quang 30%.
Tại tổng cục địa chất hay các kết quả phân loại thì đá Mã Não được xếp chung vào họ nhà Thạch Anh. Về giá trị thị trường thì Mã Não cũng không hề rẻ, bởi sản lượng khai thác không nhiều.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết “quả cầu phong thuỷ có tác dụng gì? Và nên dùng loại nào là tốt nhất?” của chúng tôi sẽ giúp ích được mọi người. Nếu nhữ vẫn còn thắc mắc hoặc chưa rõ ràng về tác dụng của quả cầu phong thuỷ và cách sử dụng, thì vui lòng liên hệ đến Phong Thuỷ An Khang theo số Hotline/zalo 093 232 8979 để được hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!